Ngày nay, xanh hóa nền kinh tế đang là xu hướng toàn cầu, thúc đẩy những công trình kiến trúc xanh ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại cũng như thách thức của tương lai. Xu hướng kiến trúc xanh ngày càng mạnh mẽ trong thế kỷ 21, nhằm phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, đòi hỏi các kiến trúc sư và nhà phát triển dự án phải tích hợp một cách sáng tạo các giải pháp thân thiện với môi trường vào quá trình thiết kế và xây dựng.
Kiến trúc xanh là gì?
Chưa có định nghĩa chính xác cho “kiến trúc xanh là gì?”. Tuy nhiên có thể hiểu cơ bản “kiến trúc xanh” là một xu hướng mới trong thiết kế – thi công các công trình kiến trúc. Mục đích của kiến trúc xanh là giảm thiểu các tác động của công trình đến môi trường và cảnh quan thiên nhiên. Kiến trúc xanh là một phong cách kiến trúc nhằm kết nối con người, hướng hoạt động sống và làm việc hàng ngày gần gũi và hài hòa hơn với thiên nhiên, tập trung vào sự bền vững của các công trình xây dựng. Kiến trúc sư hoặc nhà thiết kế “xanh” sẽ cố gắng bảo vệ không khí, nước và trái đất bằng cách lựa chọn vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, tối ưu hóa sử dụng năng lượng, tài nguyên, và nguyên liệu xây dựng, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành tòa nhà.
Lợi ích của kiến trúc xanh
Sử dụng năng lượng tự nhiên
Thay vì hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn năng lượng có hạn từ các nguồn gây ô nhiễm, kiến trúc xanh tận dụng ánh sáng mặt trời và gió năng là những nguồn năng lượng tự nhiên và vô tận để giảm đi nhu cầu sử dụng điện và nhiên liệu.
Việc sử dụng các thiết bị, hệ thống đèn LED, hệ thống điều hòa không khí trong thiết kế tạo ra không gian rộng rãi, thoáng đãng và tiết kiệm năng lượng. Đồng thời, sử dụng hệ thống pin năng lượng mặt trời và công nghệ thu gió để tạo ra điện năng cho các thiết bị trong tòa nhà là một cách hiệu quả để hướng tới sự bền vững và tiết kiệm năng lượng trong kiến trúc xanh.
Bảo vệ môi trường
Bằng cách áp dụng sự bền vững làm kim chỉ nam trong thiết kế, kiến trúc xanh làm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của xây dựng đối với hệ sinh thái và tài nguyên tự nhiên. Việc tích hợp các hệ thống tiết kiệm năng lượng, nguồn năng lượng tái tạo và vật liệu thân thiện với môi trường vào trong tòa nhà giúp hướng gần hơn đến mục tiêu “net zero carbon”.
Hơn nữa, kiến trúc xanh thường nhấn mạnh việc tiết kiệm nguồn nước, giảm chất thải, và bảo vệ sự đa dạng sinh học, tạo ra không gian sống và làm việc hài hòa với thiên nhiên. Có thể nói rằng, kiến trúc xanh là một cách tiếp cận tích cực nhằm bảo vệ môi trường cho cả thế hệ hiện tại và tương lai.
Đặt sức khỏe con người lên hàng đầu
Theo đuổi sự sáng tạo và đổi mới, kiến trúc xanh bảo đảm cung cấp môi trường chăm sóc toàn diện thể chất lẫn tinh thần cho con người. Bằng cách tối đa hóa ánh sáng tự nhiên, tích hợp không gian xanh, và đảm bảo chất lượng không khí luôn ở mức tốt trong tòa nhà, mang đến cho con người không chỉ là nơi sống và làm việc, mà còn là một không gian truyền cảm hứng. Có thể nói, kiến trúc xanh nhận thức sự gắn kết chặt chẽ giữa con người và không gian sinh sống, tạo ra cầu nối liên kết giữa con người với thiên nhiên.
Những kiến trúc xanh mang đậm dấu ấn Refico
Từ những năm đầu thành lập và phát triển công ty, chủ đầu tư Refico đã hướng tầm nhìn đến xu hướng phát triển xanh của thời đại và tự hào phát triển những kiến trúc xanh bền vững:
The Nexus – Tòa nhà văn phòng hạng A tiêu chuẩn quốc tế, được chứng nhận LEED Gold và WELL Silver
Đi vào hoạt động năm 2023, The Nexus là toà nhà văn phòng hạng A lớn thứ ba của Refico. Sở hữu vị trí đắc địa tại trung tâm kinh tế của thành phố bên cạnh sông Sài Gòn, The Nexus giáp với hai tuyến đường trọng điểm, đường Tôn Đức Thắng về phía Đông và trục đường Lê Lợi nối dài về phía Tây.
Với hai tòa tháp cao tầng, The Nexus giúp các khách thuê trong tương lai dễ dàng tiếp cận các dịch vụ mua sắm và giải trí hấp dẫn gần đó.
Bên cạnh chứng chỉ LEED, tòa Tháp 2 (36 tầng) còn được thiết kế và vận hành đạt chứng nhận WELL Core đầu tiên của Việt Nam. Ngoài ra, The Nexus có khu vực đậu xe ngầm năm tầng sẽ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khu vực trung tâm thành phố.
President Place – dự án đầu tiên được trao chứng chỉ LEED Gold
Được đặt tên theo vị trí gần Dinh Độc Lập, President Place là một Cao ốc văn phòng với tổng diện tích 1,2 ha, cao 12 tầng, được thiết kế theo hướng boutique đề cao không gian làm việc, cung cấp dịch vụ chất lượng hiện đại. Refico đã làm việc chặt chẽ từ khâu quy hoạch cho tới việc xây dựng và phát triển dự án ở giai đoạn đầu, nhằm đảm bảo tính pháp lý cho toà nhà văn phòng.
President Place là dự án đầu tiên được trao chứng chỉ LEED Gold, President Place đã đặt ra những tiêu chuẩn mới cho các tòa nhà văn phòng hiện đại. Toà nhà chính thức đi vào hoạt động vào năm 2012, và trở thành môi trường làm việc được các công ty đa quốc gia lựa chọn. Theo số liệu ghi nhận, tòa nhà đã giúp tiết kiệm năng lượng hơn 12%, tiết kiệm nước hơn 45%, sử dụng phần lớn vật liệu thân thiện với môi trường.
CentrePoint –tòa nhà văn phòng “xanh” đầu tiên của Việt Nam
Là dự án thương mại đầu tiên của Refico, tòa nhà CentrePoint với diện tích 3,7 ha, cao 17 tầng tọa lạc tại vị trí chiến lược gần sân bay. Đây cũng là dự án đầu tiên tại thành phố được xây dựng theo tiêu chuẩn LEED, mở ra một chặng đường mới với những kỳ vọng về cách phát triển dự án tòa nhà văn phòng bền vững trên khắp đất nước.
CentrePoint tự hào là tòa nhà văn phòng “xanh” đầu tiên của Việt Nam, sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, giúp tiết kiệm 30% năng lượng tiêu thụ và giảm thiểu 20% khí CO2, nhờ đó mang đến môi trường trong lành, nâng cao điều kiện làm việc và tăng năng suất lao động của nhân viên.
Lời kết
Nhìn chung, kiến trúc xanh không chỉ là một xu hướng, mà còn là một cam kết đối với chất lượng sống của con người. Kiến trúc xanh trong tương lai không chỉ để bảo vệ môi trường mà còn giải quyết bài toán về kinh tế. Đối với sự biến đổi từng giờ của khí hậu, kiến trúc xanh sẽ trở nên ngày càng quan trọng, phục vụ cho chiến lược tăng trưởng xanh và tạo ra những giá trị khác biệt độc đáo.
Bài viết liên quan: